Mang thai hộ - Phép màu tìm con: Cặp song sinh đầu tiên
Khác với không khí đầu ngày, lượng khách hàng vào các cửa hàng của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC (Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM) và cửa hàng PNJ Hai Bà Trưng (Q.1, TP.HCM) ngày càng đông hơn. Khách tập trung mua những sản phẩm vàng Thần tài, Ất Tỵ, nhẫn với khối lượng 1 - 2 chỉ lấy hên ngày Thần tài là chính.Tại tiệm vàng Mi Hồng (Q.Bình Thành, TP.HCM) sáng 7.2, khách hàng xếp hàng tràn ra ngoài đường để vào mua vàng. Đoạn đường Vũ Tùng – Bùi Hữu Nghĩa (ngay chợ Bà Chiểu) có lúc kẹt đường, lực lượng trật tự địa phương đến để điều phối giao thông.So với đầu ngày, giá vàng trong nước cũng tăng nhanh. Vàng miếng SJC tăng thêm 300.000 đồng mỗi lượng, nâng mức tăng so với hôm qua lên 400.000 đồng/lượng. Các công ty kinh doanh vàng như SJC, PNJ, Doji… mua vào vàng miếng SJC với giá 86,8 triệu đồng, bán ra 90,3 triệu đồng.Trong khi đó, giá vàng nhẫn có tốc độ tăng giá nhanh hơn, từ 400.000 - 700.000 đồng mỗi lượng. Trưa ngày 7.2, giá vàng nhẫn 4 số 9 tại Công ty Bảo Tín Minh Châu lên 86,8 triệu đồng chiều mua vào, bán ra 90,25 triệu đồng. Tập đoàn Doji mua vào với giá 86,6 triệu đồng, bán ra 90,3 triệu đồng. Công ty PNJ mua vào với giá 86,7 triệu đồng, bán ra 90,1 triệu đồng… Do giá vàng ở mức cao nên sức mua vàng trong sáng mùng 10 Tết Ất Tỵ vẫn không bằng năm ngoái. Chị Thanh Nguyên (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) mua 1 chỉ vàng nhẫn cho biết, giá vàng năm nay cao hơn mọi năm nên chỉ mua 1 chỉ thay vì 2 chỉ. Ghi nhận của chúng tôi ở các cửa hàng SJC, PNJ, các tiệm vàng quanh khu vực chợ Tân Định, chợ Bến Thành…, số lượng khách hàng đến mua vàng cũng giảm hơn mọi năm. Phía Công ty PNJ cho biết do hôm nay là ngày vía Thần tài, ngày đặc biệt nên các cửa hàng công ty hoạt động xuyên trưa và làm đến khuya, khi nào hết khách mới nghỉ. Những năm trước đây, có nhiều cửa hàng hoạt động đến 11-12 giờ khuya mới đóng cửa.DC United trả lương cao nhất lịch sử bóng đá Mỹ cho Gareth Bale
Theo Hankook Ilbo hôm 31.1, ShamAIn là sản phẩm cung cấp dịch vụ bói toán, đoán mệnh bằng AI của đội ngũ nghiên cứu dẫn đầu là giáo sư Nam Taek-jin công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST).Bề ngoài, ShamAIn được bố trí trong một cái am nhỏ, đủ sức chứa một người, bên trong có bàn thờ bài trí đầy đủ mọi thứ thường thấy ở nơi một pháp sư (shaman) hành nghề.Khi một người muốn xem bói nhập thông tin vào máy tính bảng đặt trên bàn thờ và ngồi xuống đệm, giọng nói nhẹ nhàng thuộc về một phụ nữ trung niên vang lên: "Tôi là một sự tồn tại vượt quá tầm hiểu biết của loài người. Những gì tôi biết vượt xa kiến thức của bạn và tôi nhìn thấy tương lai. Hãy hỏi nếu có bất kỳ thắc mắc gì".Đội ngũ KAIST cho biết đền thờ AI cung cấp dịch vụ bói toán, đoán mệnh dựa trên các khái niệm truyền thống của Shaman giáo.Người xem bói nhập họ tên, ngày sinh và nghề nghiệp và ShamAIn sẽ đưa ra trả lời cụ thể.Theo đội ngũ nghiên cứu, nhiều người ban đầu tiếp cận ShamAIn vì tò mò, nhưng sau đó phát hiện có thể chia sẻ những nỗi lo lắng riêng tư trong quá trình coi bói.Giáo sư Nam cho hay nhóm của ông tập trung vào mục tiêu đào tạo pháp sư AI siêu thông minh có thể tương tác với con người. "Chúng tôi phát hiện AI có tiềm năng hoạt động không chỉ như một công cụ mà còn là một thực thể có thể tạo ra ảnh hưởng cho khả năng phán đoán và cảm xúc của con người", vị giáo sư cho biết.ShamAIn không phải là pháp sư AI đầu tiên ra mắt ở Hàn Quốc. Nước này xuất hiện không ít các dịch vụ bói toán dựa trên AI và thu hút sự quan tâm đông đảo của giới trẻ xứ sở nhân sâm. Bên cạnh sử dụng thông tin cá nhân, một số dịch vụ còn dựa trên dữ liệu về nhóm máu, nhân tướng học, đặc điểm tính cách của người muốn xem bói để đoán mệnh.
Va chạm với xe container, người phụ nữ đi xe máy tử vong
Hồ sơ thẩm định đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) vừa được công bố. Trong đó, Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) đề xuất nghiên cứu điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế và người phụ thuộc cho phù hợp với diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và các chỉ số kinh tế vĩ mô những năm gần đây, góp phần giảm gánh nặng thuế cho người nộp thuế.Ngoài ra, cân nhắc nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để đảm bảo linh hoạt, chủ động điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá, quy định về giảm trừ gia cảnh hiện nay quá lạc hậu, cần điều chỉnh càng sớm càng tốt. Phải thay đổi tư duy làm thuế, làm sao để người dân có mức sống cao hơn mức sống trung bình của xã hội mới phải đóng thuế."Trước đây, quy định về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chủ yếu căn cứ biến động của CPI, trong xây dựng dự án luật lần này, Bộ Tài chính bổ sung thêm yếu tố các chỉ số kinh tế vĩ mô. Phải làm rõ các chỉ số kinh tế đó là gì, cần dựa vào mức sống bình quân của người dân ở các thành phố lớn để tính toán cho phù hợp", ông Thịnh nói.Ông Nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín, cho rằng mức giảm trừ gia cảnh vẫn nên tính toán dựa trên CPI là chính, cộng thêm một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô khác, mấu chốt là phản ánh đúng bản chất đời sống cũng như thu nhập của người nộp thuế.Phải tính toán lại theo CPI hiện nay, cộng với chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác để cho ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể là khoảng 15 - 18 triệu đồng/tháng.Nhấn mạnh điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh là tất yếu, chuyên gia thuế TS Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích nếu nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với CPI và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác, Bộ Tài chính phải tính toán thật kỹ lưỡng.Trong "rổ" CPI có nhiều mặt hàng, cần tính toán căn cứ dựa trên sự biến động giá của những mặt hàng thiết yếu chứ không phải CPI nói chung, đặc biệt là những mặt hàng như lương thực, thực phẩm, điện, nước, xăng dầu, nhà ở, giáo dục, y tế… Mức giảm trừ gia cảnh phù hợp hiện nay, theo ông Tú là 18 - 20 triệu đồng/tháng.Một số chuyên gia kinh tế, luật sư khi trao đổi với PV Thanh Niên cho rằng, thay vì căn cứ chủ yếu vào biến động của CPI, nên lựa chọn cách tính toán, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh căn cứ vào biến động của lương tối thiểu vùng.Ông Tú bày tỏ: "Khi đã tính toán ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể quy ra mức lương tối thiểu vùng. Ví dụ, lương tối thiểu vùng nói chung hiện gần 5 triệu đồng, như vậy mức giảm trừ gia cảnh sẽ bằng khoảng 4 lần lương tối thiểu vùng. Sau đó, mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh theo kiểu nước lên thuyền lên. Bộ Tài chính chỉ thông báo mức giảm trừ gia cảnh sau điều chỉnh".Trong trường hợp giao Chính phủ quyết định việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, ông Tú cho rằng nên xem xét điều chỉnh hằng năm, căn cứ chủ yếu vào chỉ số giá của các mặt hàng thiết yếu.Đánh giá việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo lương tối thiểu vùng không phù hợp, ông Được nhấn mạnh: "Luật phải có tính chất chung, ổn định, mang tính dự liệu ít nhất 3 - 5 năm. Nếu năm nào cũng thả nổi, chính sách sẽ rất rối rắm; khai thuế, tính thuế hàng năm đơn giản nhưng đối chiếu, hậu kiểm rất phức tạp". Đồng tình cao với đề xuất nghiên cứu giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh, theo ông Được, sau khi tính toán đưa ra mức giảm trừ gia cảnh mới phù hợp, có thể quy định khi CPI biến động đủ ngưỡng nhất định nào đó, ví dụ như biến động khoảng 5% thì Chính phủ có quyền điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tương ứng. Tất nhiên, sự điều chỉnh này phải có độ trễ nhưng độ trễ ngắn hơn, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và nhân dân.Cho rằng mức giảm trừ gia cảnh nên được nâng lên khoảng 16 - 18 triệu đồng/tháng, ông Thịnh lại bày tỏ: "Căn cứ các yếu tố tác động, Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh 1 - 2 năm 1 lần là hợp lý".Tại bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu góp ý về xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), nhiều bộ, ngành, địa phương cùng kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh.Bộ Quốc phòng đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 17,3 triệu đồng/tháng và cho người phụ thuộc lên 6,9 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế lên 18 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc 8 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh hiện hành theo hướng phù hợp với điều kiện sinh hoạt thực tiễn từng vùng, miền vì lương tối thiểu được chia theo 4 vùng...
Bản hit Tái sinh và ca sĩ Tùng Dương sẽ là chủ đề chính cho chương trình số 1 HOT THÌ HỎI - talkshow giải trí hoàn toàn mới bám sát những vấn đề nóng hổi của các nghệ sĩ nổi tiếng đang được quan tâm do Báo Thanh Niên sản xuất, phát trên kênh YouTube, TikTok iHay TV và YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên. Khán giả sẽ có cơ hội khám phá những góc khuất đằng sau bản hit Tái sinh và hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo cũng như ý nghĩa sâu sắc của ca khúc này trong chương trình HOT THÌ HỎI số đầu tiên.Thị trường âm nhạc cuối 2024 đầu 2025 đánh dấu sự bùng nổ của ca khúc Tái sinh do Tùng Dương thể hiện. Bài hát được lấy cảm hứng từ câu chuyện tình của nam ca sĩ không chỉ "gây bão" trong nước mà còn "làm mưa làm gió" ở Trung Quốc. Năm qua cũng được xem là một năm thành công của Tùng Dương vì ngoài Tái sinh, anh còn được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch vinh danh "Ca sĩ nổi bật". Nguồn năng lượng tích cực đó sẽ được Tùng Dương mang đến để "mở bát" chương trình HOT THÌ HỎI của Báo Thanh Niên.Trong chương trình trò chuyện đầu năm cùng khán giả Báo Thanh Niên, Tùng Dương sẽ tiết lộ những bí mật thú vị đằng sau bản hit Tái sinh thông qua sự dẫn dắt của MC Vũ Mạnh Cường. Ngoài ra những câu chuyện về chặng đường làm nghề cũng như kế hoạch đón Tết Ất Tỵ cũng được Tùng Dương chia sẻ trong HOT THÌ HỎI.
NATO nhức đầu trước tàu ngầm Nga?
Theo báo Khmer Times, báo cáo sơ bộ cho biết dự án kênh đào Phù Nam-Techo dự kiến ảnh hưởng trực tiếp đến gần 10.000 ngôi nhà, 3 nhà máy, 30 cây cầu, 36 tuyến đường quốc lộ, 600 đập/kênh và hơn 7.000 ha đất nông nghiệp. Diễn đàn tập trung thảo luận chi tiết về lợi ích của kênh đào Phù Nam-Techo, đồng thời đề ra kế hoạch phối hợp giữa các nhóm kỹ thuật, chính quyền địa phương và người dân bị ảnh hưởng để đánh giá toàn diện các rủi ro tiềm ẩn. Quy trình giải quyết tác động dự kiến khởi động từ tuần thứ hai của tháng 2.2024, áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm cân bằng giữa giải quyết lo ngại của cộng đồng và đảm bảo tiến độ phát triển dự án.Dự án kênh đào Phù Nam-Techo có kinh phí ước tính 1,7 tỉ USD, được tiến hành nhằm tạo ra một tuyến đường thủy mới, dài 180 km trải dài qua địa phận 4 tỉnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep của Campuchia. Kinh phí xây dựng từ nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, được thực hiện theo hình thức xây dựng, vận hành và chuyển giao (BOT), dự kiến hoàn thành sau 48 tháng thi công.Dự án kênh đào Phù Nam-Techo được kỳ vọng tạo ra tuyến đường thủy chiến lược, thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế vùng. Tuy nhiên, việc triển khai cần đảm bảo hài hòa giữa lợi ích quốc gia và đời sống người dân địa phương.